Thực phẩm bẩn đang dần bị khai tử
Nhiều người tiêu dùng xác định các loại thực phẩm lành mạnh chủ yếu là do chúng không chứa những thành phần họ muốn tránh xa, chứ không phải là vì những lợi ích mà các sản phẩm đó mang lại. Gần 8 trên 10 người Việt nói rằng họ sẵn sàng trả thêm tiền cho thực phẩm và đồ uống không chứa các thành phần độc hại không mong muốn.
Khi nói đến sự chọn lựa thành phần nguyên liệu, sự tập trung vào các nguyên liệu đơn giản và ít lại các nguyên liệu nhân tạo hoặc thực phẩm chế biến, là một ưu tiên của đại đa số, một tư tưởng trở về với sự căn bản. Chất bảo quản nhân tạo (70%), màu sắc nhân tạo (68%) và hương vị nhân tạo (65%) đứng đầu danh sách các thành phần mà người tiêu dùng Việt Nam cố gắng tránh không sử dụng. Ngoài ra, hơn một nửa số người được hỏi nói rằng họ tránh dùng kháng sinh hoặc kích thích tố (59%) và các chất làm ngọt nhân tạo (52%). Người tiêu dùng không chỉ quan tâm về các thành phần trong thực phẩm; họ cũng lo ngại về bao bì thực phẩm. Sáu trong mười người Việt được hỏi nói rằng họ tránh các sản phẩm thực phẩm chứa trong bao bì làm từ BPA, một hóa chất được tìm thấy trong nhựa cứng và các lớp phủ của các gói thức ăn và lon đồ uống. Cũng theo nghiên cứu của Nielsen, khoảng bảy mươi phần trăm người Việt nói rằng họ chú ý tới các thành phần trong thực phẩm và thức uống họ tiêu thụ và họ muốn biết tất cả mọi thứ tạo nên thực phẩm đó.
Theo khảo sán ý kiến gần đây nhất của các chủ cung cấp đầu mối tại Hà nội, người Hà nội đang dần chuyển sang tiêu thụ thực phẩm sạch đã được kiểm định chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi sản phẩm cung ứng ra thị trường đề phải đảm bảo an toàn tuyệt đối khi đến tay người tiêu dùng.
Tại sao thực phẩm sạch lại lên ngôi?
Chất lượng cuộc sống càng cao thì nhu cầu về an toàn trong chế độ ăn uống càng được quan tâm. Chính vì thế, việc lựa chọn thực phẩm an toàn được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Vấn nạ thực phẩm bẩn đang dành nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng những năm gần đây. Theo số liệu của Bộ Y tế thống kê được trong quý I năm 2016, cả nước có 969 người bị ngộ độc thực phẩm trong đó 669 người nhập viện, 2 người tử vong. Số ca bị ngộ độc thực phẩm hàng năm khoảng 250-500 vụ, 7.000-10.000 người nhập viện và 100-200 người tử vong. Mỗi năm, Việt Nam dành 0,22% GDP chi trả cho 6 căn bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là do thực phẩm bẩn.
Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ thì nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm phẩm càng tăng, dẫn đến nhu cầu cao về thực phẩm sạch. Người tiêu dùng hiểu biết đang đòi hỏi nhiều hơn từ các loại thực phẩm họ ăn. Hơn nữa, thực phẩm sạch dù đã có nhiều địa chỉ cung cấp nhưng vẫn chưa mang lại được uy tín cao chính là sơ hở để các doanh nghiệp mới cạnh tranh trong ngành này.
Tạo lợi thế cạnh tranh cho thực phẩm sạch
Tận dụng những mối quan hệ với Bộ NN&PTNN và tranh thủ lợi dụng vốn đầu tư của các Dự án của các tổ chức phi chính phủ, thực phẩm sạch dần trở nên quen thuộc trong tâm trí người tiêu dùng. Tới thời điểm nay, người dân Hà Nội đã có những hiểu biết mơ hồ về Thực Phẩm Sạch, nhu cầu cũng dần tăng lên. Từ 2012 tới nay, các cửa hàng, chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch đua nhau mọc lên như nấm. Tuy nhiên khi cuộc chơi ngày càng khắc nghiệt, số kẻ ngã ngựa cũng không ngừng tăng lên. Nhiều thương hiệu chết từ trong khi mới ra thị trường vài tháng bởi không đảm bảo chất lượng cũng như vẫn còn khiến người tiêu dùng hoài nghi liệu thục phẩm có sạch hay không vì rất khó để phân biệt.
Xu hướng thực phẩm sạch online
Đây là kênh tương tác dễ dàng, trực quan nhất với khách hàng. Khi marketing online, người tiêu dùng dễ dàng vừa nhìn và vừa cảm nhận sự tiện lợi của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, đồng thời đây cũng là kênh ngắn nhất để kết nối với người tiêu dùng. Cùng với đó xu hướng mua đồ trên các trang mạng mua sắn và các app trên internet ngày càng phổ biến với người Việt thì ngành thực phẩm sạch sẽ có bước chuyển mạnh mẽ sang online marketing hơn là chỉ giới hạn tại cửa hàng như những năm trước nữa.
Kết luận
Nhu cầu được sống khỏe mạnh thật sự rất lớn đối với đa số người tiêu dùng. Và điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất thực phẩm sạch trong năm 2018. Tuy nhiên, không có một chiến lược tiếp cận nào có thể đáp ứng cho tất cả các nhu cầu về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. Các doanh nghiệp cần phải xác định phân khúc tiềm năng cao của mình và động lực của sự gắn kết với những người tiêu dùng tiềm năng, và sau đó tạo ra các thông điệp và sản phẩm của mình cho phù hợp.